Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Cẩn Thận Không Tự Ý Mua Thuốc Trị Ho Cho Trẻ

Khi trẻ bị cảm thì ho là cơ chế bảo vệ của cơ thể. Phản xạ ho giúp làm sạch đường thở của trẻ, bảo vệ cho phổi và việc điều trị ho cần phải kết hợp với việc điều trị nguyên nhân gây ra ho.

Ít ai để ý rằng triệu chứng ho trong những trường hợp ho cảm thông thường phải mất đến 2-3 tuần mới khỏi, và thường ho sẽ nặng lên sau khoảng vài ngày bị bệnh. Trong những ngày này, các bậc phụ huynh rất lo lắng rằng ho sẽ làm trẻ mất ngủ, làm trẻ bị mệt và làm trẻ ói. Điều quan tâm nhất đối với phụ huynh lúc này là làm cách nào để cho trẻ hết ho ngay, và phụ huynh hoặc là sẽ tự đi mua thuốc trị ho cho trẻ ở tiệm thuốc tây hoặc là sẽ nêu yêu cầu với bác sĩ cho thuốc gì đó để cầm ho cho trẻ. Tuy nhiên, cho dù uống thuốc ho hay không thì trẻ vẫn cứ ho tăng lên trong vòng 4-5 ngày đầu và sẽ bớt ho dần sau 1 tuần. Khi kê toa cho trẻ, bác sĩ sẽ phải rất chú ý đến hàm lượng thuốc trong xi-rô hoặc thuốc viên. Sự nhầm lẫn của cùng một loại thuốc nhưng khác hàm lượng có thể dẫn đến nguy hiểm cho trẻ em.



Một thói quen nguy hiểm nữa là trong quá trình chăm sóc trẻ là cha mẹ thường ỷ lại kinh nghiệm chữa trị cho bé đầu lòng, tự ý mua thuốc trị ho cho trẻ, ra toa và cho bé uống thuốc khi thấy con bị ho cảm, thậm chí sử dụng các loại thuốc chưa được kiểm định của các cơ quan y tế được bày bán trên thị trường.

Trong một báo cáo gần đây nhất, FDA (Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ) tỏ ra lo ngại về những trường hợp ngộ độc do quá liều và bất cẩn ở trẻ em do những thuốc ho cảm bán không cần toa hoặc chỉ định từ bác sĩ. Cơ quan này đã cảnh báo các bậc phụ huynh đừng bao giờ cho trẻ em dưới 2 tuổi uống thuốc ho cảm mà không được sự chấp thuận của bác sĩ. Cảnh báo này được đưa ra sau khi FDA triệu tập một tiểu ban các chuyên gia y tế vào tháng 10-2006 để xem xét lại việc sử dụng những thuốc ho thông thường ở trẻ em. Ngày càng có nhiều những nghi vấn về sự an toàn của các loại thuốc này và những nguy cơ khi sử dụng chúng cho những trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 2 tuổi. Các báo cáo cho thấy có hàng trăm ca quá liều dẫn đến một số trường hợp tử vong ở trẻ em khi sử dụng các loại thuốc dạng này, một số trường hợp quá liều còn dẫn đến vấn đề tim mạch và những tác dụng phụ nguy hiểm khác ở trẻ.




Đây là một vấn đề quan trọng thực sự đang được theo dõi. Và nên lưu ý thuốc ho cảm bán tự do này chưa bao giờ được chứng minh là có hiệu quả ở trẻ em. Không có một bằng chứng có giá trị nào về hiệu quả của những thuốc này, thế nhưng lại có rất nhiều mối quan ngại về sự an toàn của chúng khi sử dụng không đúng.

Hiện các loại thuốc đều có hướng dẫn sử dụng, một số thuốc còn ghi rất rõ và cảnh báo cha mẹ không dùng những thuốc trị ho cho trẻ dưới 2 tuổi; một số nhà sản xuất còn có hướng dẫn kỹ liều lượng sử dụng cho trẻ em tuỳ theo độ tuổi hoặc cân nặng…Tuy nhiên, điều tối ưu nhất cho sức khỏe trẻ chính là hướng dẫn điều trị và kê toa từ các bác sỹ chuyên khoa. Các bậc cha mẹ đừng vì quá chủ quan hay tiếc thời gian đưa con đến khám bác sĩ, cho dù việc cảm ho theo quan điểm của các bậc cha mẹ không phải là bệnh nan y với trẻ.

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Cách Trị Ho Cho Trẻ Từ Rau Hẹ, Cá Bống

Theo y học cổ truyền, ho trẻ em có nhiều nguyên nhân, phần nhiều do phế hàn, phế nhiệt hoặc do thực tích. Bệnh này liên quan nhiều đến chế độ ăn uống. Sau đây xin giới thiệu một số món ăn, cách trị ho cho trẻ với bài thuốc như sau.

Nếu trẻ ho đàm loãng nhiều, nước mũi trong, gặp gió lạnh ho tăng do phế hàn... tốt nhất nên ăn ôn bổ phế tiêu đàm gồm:

- Cách trị ho bài 1 (tắc chưng mật ong): Tắc chín 4 - 5 quả, đường phèn 20g, gừng tươi 3 lát, chưng cách thủy chắt lấy nước uống ngày vài lần.
- Bài 2 (vỏ quít, chưng đường phèn): Vỏ quít hoặc vỏ cam 20 - 30g thái lát, đường phèn 20g, gừng 3 lát chưng uống.
- Bài 3 (cá bống kho tộ): Cá bống 2 - 3 con 100g, gừng tươi 3 lát, vỏ quít 20g, thêm nghệ, hành tiêu gia vị vừa đủ kho ăn. Ngoài ra, các món ăn từ thịt, cá, rau, củ, quả, đều cho thêm gia vị cay ấm như gừng, nghệ, tiêu và nên tăng cường ăn rau mùi, kinh giới, tía tô, thìa là, cải cay, húng quế, hành, hẹ, kiệu, đậu phụng... Trái cây nên ăn quít, táo, nho, dâu, na ăn đều tốt.


Nếu ho khan, ho cơn, đàm vàng, đại tiện táo khó, nước tiểu vàng do phế nhiệt... Nên ăn vị bổ mát phế gồm:
- Bài 1 (canh rau hẹ): Rau hẹ 100g, thịt heo băm 50g, đậu hũ non 50g, gia vị gừng, hành vừa đủ nấu ăn.
- Bài 2 (cao củ cải): Củ cải 100g, thái lát, nước mía 2 ly sắc còn 1 ly uống 2 - 3 lần.
- Bài 3 (canh rau má): Rau má 100g, thịt heo 50g băm nhỏ gia vị nấu ăn.
- Bài 4 (canh cá lóc): Cá lóc 1 con nướng chín lấy thịt, rau tần ô 100g thêm gia vị nấu ăn. Nếu ho lâu nên dùng vị: Tang bạch bì 6g, địa cốt bì 6g, bối mẫu 6g, mạch môn 6g, hoàng cầm 4g, cát cánh 4g, cam thảo 4g, sinh khương 3 lát, nấu uống hoặc tiềm vịt ăn. Ngoài ra, tăng cường ăn các món khác chế biến chủ yếu có vị rau má, rau hẹ, rau ngót, cải rổ, tần ô, rau diếp, giá đậu, cải soong, mía, chanh, bưởi, sơ ri, dâu đều là vị mát, trẻ em ăn đều tốt.


Nếu trẻ khi ho dễ bị ói ra đàm, bụng đầy, không muốn ăn, thở mệt do thực tích... tốt nhất nên chọn món ăn kiện tỳ tiêu thực, hoá đàm chế biến từ rau hẹ, cải soong, rau mầm, rau ngổ, rau đắng, kiệu, rau mùi, ngò gai, kinh giới, tía tô, thì là, rau húng, ngò gai và các loại rau thơm, rau gia vị như gừng, nghệ, nên ăn trái cây quít, bưởi, khế, đu đủ, bông khế.


Nếu ho đàm quá nhiều dùng bài: Hạt cải canh 4g, hạt cải củ 4g, hạt tía tô 4g. Cách dùng sao thơm sắc uống ngày 1 thang. Cách trị ho cho trẻ em với bài thuốc này rất thích hợp trẻ ho đàm khó thở, ăn kém, bụng đầy.

Cách trị ho trị ho hen cho trẻ em cần lưu ý: Nếu ho do phế hàn tránh thức ăn sống lạnh như cam, măng, cà, nước lạnh, nước dừa, kem lạnh, ốc và thức ăn có vị chua, đắng quá. Nếu do phế nhiệt, tránh ăn khô, cay, nóng mặn quá. Nếu do thực tích, tránh thức ăn chiên xào, thịt nướng rán, nhiều dầu mỡ và những vị khó tiêu.

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Dùng Thuốc Trị Ho Trẻ Em Đúng Cách

Ho là triệu chứng thường gặp. Riêng trẻ con rất dễ bị ho do dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, dễ bị các bệnh tai mũi họng đưa đến cơ quan thụ cảm ho bị kích thích.

Loại thuoc tri ho tre em hay được dùng là thuốc kháng histamin, có tác dụng chống dị ứng nhưng cũng có tác dụng làm dịu, giảm ho. Thuốc dùng cho trẻ có dạng sirô hoặc thuốc nước. Thuốc chỉ chứa một hoạt chất kháng histamin có thể kể: sirô Phénergan, sirô Théralène. Còn thuốc chứa nhiều thành phần giảm ho, trong đó thành phần là kháng histamin và thuốc ức chế ho là dextromethorphan, có thuốc nước Pulmofar, sirô Toplexil, sirô Atussin v.v... Đặc biệt, thuốc trị ho chứa hoạt chất chứa kháng histamin có tác dụng phụ là gây buồn ngủ. Rất đáng tiếc là có một số bậc phụ huynh lạm dụng tác dụng phụ gây buồn ngủ cho trẻ uống sirô Phénergan hay sirô Théralène giống như thuốc ngủ để trẻ không quấy, không khóc đêm và dùng vài ngày, từ tháng này sang tháng kia (!). Xin lưu ý, dùng như thế rất có hại cho sức khỏe của trẻ. Không chỉ có thuốc loại này, mà bất cứ loại thuốc nào, nếu không có sự chỉ định của bác sĩ điều trị, ta không bao giờ cho trẻ dùng dài ngày, từ tháng này sang tháng kia. Xin lưu ý thêm, loại thuốc kháng histamin trị ho này không nên dùng trong trường hợp ho có đàm như bị hen suyễn, viêm nhiễm đường hô hấp dưới vì thuốc làm khô quánh đàm, giảm ho nên khó tống đàm có thể làm tắc đàm.


Cần phải đặc biệt chú ý, có loại thuốc viên trị ho trong thành phần chứa CODEIN chỉ dành cho người lớn, không được dùng cho trẻ. Đã có trẻ nhũ nhi ngộ độc thuốc codein bị ngủ lịm, ngừng thở.

Để trị ho có đàm đặc, khó khạc, có loại thuốc làm loãng đàm tức làm giảm độ quánh đặc của đàm nhầy trong phế quản như: Mucomyst, Exomuc...

Có một số trường hợp, ta thấy bác sĩ điều trị ho cho trẻ có dùng kháng sinh do đã xác định ho là triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc xác định sẽ có bội nhiễm. Có khi bác sĩ có cho trẻ dùng thuốc loại corticoid (như prenisone, prednisolone) khi trẻ bị viêm đường hô hấp nặng (viêm phổi). Đặc biệt, mùa mưa là mùa trẻ con thường bị viêm nhiễm đường hô hấp. Nếu nghi con mình bị viêm nhiễm đưa đến ho, nhất thiết phải đưa trẻ đi khám bệnh ở bác sĩ. Bởi vì chỉ có bác sĩ khám mới biết trẻ bị viêm nhiễm ở đâu (viêm hầu họng hay viêm phế quản, viêm phổi), có khi bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm để biết vi khuẩn gây viêm nhiễm là loại nào, từ đó lựa chọn kháng sinh thích hợp. Đặc biệt khi bị viêm nhiễm nặng, bác sĩ phải kết hợp cho dùng 2 kháng sinh, chứ dùng một kháng sinh bệnh không dứt có thể trở thành nguy hiểm. Đối với kháng sinh có thể gây độc tính, bác sĩ cho điều chỉnh liều tùy theo tuổi của bệnh nhi. Có một số kháng sinh, trẻ quá nhỏ tuổi không được dùng như: tetracyclin, cloramphemicol, các quinolon,... Đối với trẻ dưới 7 tuổi, không được dùng thuốc tetracyclin vì kháng sinh này ảnh hưởng đến mầm răng đang phụ thuộc, làm răng sau này bị nhuộm màu vàng xám vĩnh viễn. Đối với trẻ con còn phụ thuộc chiều cao (ở một số nước, thậm chí dưới 18 tuổi) được khuyên tránh dùng thuốc fluoroquinolon (ofloxacin, norfloxacin, perfloxacin...) vì loại kháng sinh này gây loạn dưỡng sụn, làm xói mòn sụn ở súc vật (chuột) còn non khi thử nghiệm nghiên cứu thuốc.



Rõ ràng trong nhiều trường hợp khi trẻ bị ho, cần xác định được khi nào chỉ dùng thuốc loãng đàm hoặc khi nào dùng thuốc trị ho khan, khi nào dùng thuốc kháng sinh, phối hợp với thuốc corticoid và nhiều loại thuốc khác, chỉ có thầy thuốc khám bệnh trực tiếp mới chỉ định dùng thuốc đúng đắn.

Xin các bậc phụ huynh lưu ý, khi thấy trẻ ho và đã cho dùng một số thuốc trị ho trẻ em thông thường như sirô chống dị ứng trị ho kể ở trên dăm ba ngày không thấy đỡ, hoặc thấy trẻ ho mà cách thở, nhịp thở bất thường như: thở nhanh từ 50 lần/phút trở lên, thở khó, lõm ngực khi hít vào hoặc thở khó khăn kiểu suyễn, nên đưa trẻ đi khám bệnh ngay để được điều trị kịp thời.

Tóm lại, ho là triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có khi là phản ứng có lợi cho cơ thể trẻ. Điều trị ho cho trẻ do đó có khi không đơn giản, phải nhắm vào điều trị nguyên nhân. Thuốc trị ho trẻ em chỉ có tác dụng phụ trợ, chỉ dùng khi cần thiết trong thời gian ngắn. Nếu ho ở trẻ có nguy cơ kéo dài hoặc có gì đáng ngờ, tốt nhất ta nên đưa trẻ đi khám để chẩn đoán chính xác và để điều trị đúng đắn, kịp thời.

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Tác Dụng Từ Hẹ Trong Bài Thuốc Trị Ho Cho Trẻ

Ho là một bệnh phổ biến dễ nhiễm và dễ tái phát đối với trẻ em. Thời tiết lạnh, thay đổi thời tiết làm phát sinh chứng ho. Khi bé ho, việc điều trị ho cho trẻ sẽ không đơn giản và dễ dàng như người lớn. Vì vậy, các bậc cha mẹ có thể tham khảo cách trị ho tự nhiên như sau đây để áp dụng cho con mình trong trường hợp con bị ho đó là sử dụng lá hẹ để trị ho cho bé.

Lá hẹ từ lâu đã được coi là vị thuốc trị ho cho trẻ hiệu quả. Lá hẹ có vị cay, hơi chua, hăng, tính ấm, tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Do đó, lá hẹ là một trong những thảo dược trị ho cho trẻ em được dân gian áp dụng nhiều.


Cách làm: 3 – 5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ mật ong ngập lá, trộn đều, đem hấp hoặc đun cách thủy cho tới nhuyễn. Cách sử dụng tương tự mật ong hấp quất. và lá hẹ hấp đường phèn: Cho lá hẹ và đường phèm vào bát, hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước cho bé uống mỗi lần khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.

Có thể làm cách tương tự như trên đối với các nguyên liệu: cách hoa hồng, lá hung chanh, hoa khế, lá tía tô, hoa hành…. Tùy theo nững nguyên liệu có sẵn tỏng gia đình mà mẹ có thể sử dụng để chế thuốc cho bé uống. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý các loại lá trị ho thường chỉ có công dụng khi bệnh vừa mới phát, vi khuẩn còn bám vùng hầu họng. Những trường hợp ho, cảm lâu ngày, vi khuẩn đã “di cư” xuống phế quản, phổi (nghe tiếng ho có âm vang, sau cơn ho đau rát, có hoặc không kèm sốt) nên đi tới bác sĩ để dùng thuốc trị ho cho trẻ phù hợp.

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

3 Bài Thuốc Trị Ho Cho Trẻ Em Hiệu Quả Từ Xa Xưa

Từ xa xưa khi mà y học còn chưa phát triển, con người đã biết sử dụng những loại thảo dược quý từ tự nhiên mà tạo hóa ban tặng để tự chữa ho cho mình và người thân. Bài viết nay chúng tôi xin tổng hợp lại những bài thuốc trị ho cho trẻ em rất hiệu quả mà người xưa hay sử dụng.


Thuốc trị ho cho trẻ em bằng quả quất



Theo như kinh nghiệm dân gian loại quả này có khả năng chữa ho cho người lớn cũng như trẻ em vô cùng hiệu quả là bởi quả quất (miền Nam gọi là quả tắc) có tác dụng kiện tỳ, thông phổi, trừ đờm, trị ho cảm, giải uất, giải rượu, có thể chế biến thành nước giải khát. Nó chứa nhiều vitamin A, C, B1, B11, và canxi, phốt pho, kali, kẽm Tinh dầu trong quất sẽ kích thích hệ hô hấp, giúp long đờm và tống đờm ra ngoài.

Thuốc trị ho cho trẻ em bằng mật ong và chanh đào

Theo như kinh nghiệm của người xưa để lại thì Chanh đào không chỉ  được dùng thông thường như các loại chanh lấy nước khác, mà nó còn có tác dụng rất hữu hiệu trong việc trị ho cho người lớn và trị ho cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên bởi vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu, nên có tác dụng trị ho,viêm họng, cảm cúm, hạ sốt…Ruột chanh chứa hàm lượng đáng kể acid xi-tric (khoảng 8% khối lượng khô) nên rất có tác dụng phòng trị ho khan, ho gió, ho có đờm, khản tiếng. Bạn có thể tự chế loại thuốc trị ho này bằng cách ngâm 1kg chanh đào,1lit mật ong với 500g đường phèn nếu như bạn ngâm chanh cả quả thì để 6 tháng mới có thể sử dụng được, nếu bạn thái nát thì sau 2 tháng có thể dùng luôn được.



Tuy nhiên bài thuốc chữa ho này cũng có hạn chế đó là không lên áp dụng cho trẻ em dưới 3 tuổi bởi trong mật ong nguyên chất ngâm với chanh đào có chứa 5% bào tử vi khuẩn clotrisdium botulium, đây là độc tố tự nhiên khi xâm nhập vào máu dù với liều lượng rất nhỏ cũng làm tê liệu hệ hô hấp gây hại cho bé vì hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể trẻ còn rất yếu, hệ tiêu hóa mới chỉ bắt đầu hoàn thiện.

Thuốc trị ho cho trẻ em bằng cây rau diếp cá

Theo như kinh nghiệm người xưa để lại thì  rau diếp cá hay còn gọi là rau dấp cá rau có vị cay, tanh (có mùi tanh như cá), tính mát, hơi độc, chữa chốc đầu, ghẻ lở, đau răng, lòi dom, sốt rét và nó còn được coi là thần dược trong việc chữa trị ho gió, ho khan ho có đờm.



Bạn có thể tham khảo cách làm như sau: Rau diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn, sau đó bạn đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Sau đó đun tiếp trong khoảng 20 - 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Một ngày, dùng từ 2 - 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. cách này cũng được người xưa áp dụng khá nhiều trong việc chữa ho cho trẻ